Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Cua hai da: Có gà không đổi!

Hương vị cua hai da tự nhiên tinh diệu như... mối tình sét đánh. Ai lỡ nếm phải, xem như suốt đời bị ràng buộc trọn một chữ nhớ!

Về lại Cần Giờ, miền cua nước lợ ngon nức tiếng, hỏi cua hai da, nhiều lái cua lắc đầu nói: hiếm như vàng!

Sở dĩ gọi như vậy vì, khi sắp lột, vỏ cũ của cua sẽ bở dần, giòn hơn. Và bên dưới lớp da non, có một chất dịch màu trắng đục gần giống màu cốm gạo. Nhờ vậy, thịt cua béo thơm đặc trưng.

Thông thường, từ nay đến gần tết là mùa cua ngon của vùng này. Các thời điểm mùng mười và hai lăm âm lịch trong tháng cua sẽ chắc (nhiều thịt). Đợi thêm 3 - 4 ngày nữa, sẽ gặp cua hai da, cua cốm - chuẩn bị lột xác để lớn.

Lúc này cơ thể cua tích tụ thật nhiều dưỡng chất, đa số đều có gạch. Nhưng do bị đánh bắt quá mức, lượng cua tự nhiên ở đây và những nơi giáp nước như Gò Công, Cần Giuộc đều sụt giảm nghiêm trọng.

Hai năm trước, người bạn trong Khu du lịch sinh thái Vàm Sát (Cần Giờ, TP.HCM), để dành được một “nàng” cua hai da nặng khoảng 350g, mời chúng tôi thưởng thức quà của rừng. Đơn giản chỉ với món luộc, ai cũng tắm tắc khen ngon!

Cua hai da: Có gà không đổi!, Ẩm thực, cua hai da, cua Can Gio, cua, cua com Can Gio, chon cua ngon, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon

Vấn vương cua cốm Cần Giờ. Cua tự nhiên luôn nổi màu đỏ hồng tươi khi chín

Theo đầu bếp Trần Minh, thổ địa ở Cần Thạnh (Cần Giờ), cua Thái nuôi không phải ở Việt Nam, cho hai da như thật, giá trên 500.000 đồng/kg đang thế chỗ cua bản địa trong những bữa tiệc sang ở thị trấn hiền hòa này. Tất nhiên, đã là hàng nuôi thì chất lượng ít nhiều phôi pha.

Ở Sài Gòn, một số thương lái lớn cua miền Tây mỗi ngày có thể gom 5- 10 ký cua hai da, nếu “gặp con nước”. Tất nhiên, cua “tứ chiếng” sẽ không đặc sắc như cua nước lợ, nhưng vẫn ngon hơn hàng Thái nuôi. Vẫn giản tiện với các món luộc, hấp chấm muối tiêu hoặc muối ớt chanh, đủ chinh phục khách sành ăn.

Cần nói thêm các quán Cây Bàng ở Q. Bình Tân và một quán ốc nhỏ trên đường Hồ Hảo Hớn, Q.5, TP.HCM thường có cua hai da ăn “ngậm mà nghe”.

"Bí kíp" lựa cua ngon

1. Xem càng: xem màu lớp da lụa (da non) giữa kẹt khuỷu (cùi chỏ) trên càng cua. Nếu lớp da này màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt. Và bạn cần nhìn kỹ hơn: cua mới bắt thì lớp da này thẳng bóng, đó là cua mập. Ngược lại, cua cũ sẽ ốm do bị rọng lâu ngày, lớp da này nhăn nheo.

2. Bóp yếm: Cảm thấy cứng tay là cua chắc. Ngược lại, bạn nghe mềm (phập phều) thì cua ít thịt (ốp).

3. Bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, phía dưới mu: Bóp vừa tay, nếu bạn thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng thì cua còn khỏe (thịt ngon). Ngược lại, cua đã yếu - sắp chết. Bởi trước khi chết khoảng 2 giờ, thịt cua bủn dần - nhiều nước (bán thịt).


Source : 24h[dot]com[dot]vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Tạp chí sức khỏe | Bloggerized by Kunkun
, Tin tức thời trang