Tại buổi gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp ngành bất động sản khu vực Hà Nội tổ chức ngày 25/10, Phó tổng giám đốc Vinaconex Đoàn Châu Phong cho rằng doanh nghiệp địa ốc đang đối mặt với hàng loạt khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã không còn đủ kiên trì để đeo bám nữa mà muốn thoát khỏi cuộc chơi bằng cách bán phá giá, giảm giá nhà xuống mức thấp thê thảm.
Ông Phong bức xúc vì cho rằng, trong thời điểm nhạy cảm này, nếu một doanh nghiệp bán phá giá thì người dân sẽ chờ các doanh nghiệp khác phá giá theo. Ông Phong đề xuất Bộ xây dựng cần có chính sách chống bán phá giá để bảo vệ cho các doanh nghiệp chân chính.
Liên quan đến việc bán phá giá trong thời gian gần đây là chung cư Đại Thanh gây sốt khi hạ giá bán từ 14 triệu đồng mỗi m2 xuống còn 10 triệu đồng.Hàng tram người dân lao vào mua nhà, phải cắn rang chịu “chi’ cho “cò mồi” vài chục triệu để sở hữu căn nhà giá rẻ này. Cơn sốt Đại Thanh còn chưa kịp nguội, hàng loạt doanh nghiệp cũng vào cuộc giảm giá để giành giật khách hàng bằng cách trực tiếp giảm giá hoặc tăng khuyến mãi chiết khấu. Mới đây, dự án Westa cũng giảm giá xuống còn 17 triệu/m2 và quảng cáo theo chiêu “độc” như treo lên cột điện, lên cành cây hoặc cột đèn đỏ để gây sự chú ý.
Ông Phong lý giải, hiện nay, nhà ở xã hội doanh nghiệp vẫn phải xây dựng và bán theo giá như nhà nước quy định có công thức: Giá thành xây dựng + 10% định mức, chưa bao giờ vượt quá con số này. “Nếu có một doanh nghiệp bán nhà thương mại phá giá thì người mua sẽ chờ nhà thương mại”. Lãnh đạo Vinaconex cho rằng, sau khi hạ giá, một số căn hộ còn bán giá thấp hơn cả nhà thu nhập thấp sẽ gây sự so sánh cho người dân.
Chung cư Đại Thanh giảm giá sốc khiến nhà thu nhập thấp e ngại bị bóp chết
"Khi nhà xã hội còn đắt hơn cả nhà ở thương mại, người dân sẽ so sánh. Họ sẽ có tâm lý chờ đợi để mua nhà thu nhập thấp, tôi gì mua nhà ở xã hội", vị phó tổng giám đốc của đơn vị được ví von là con chim đầu đàn của ngành xây dựng lo ngại.
Đề xuất với Bộ trưởng và lãnh đạo thành phố, ông Phong bức xúc “"Giá thành thế nào, bán ra bao nhiêu Bộ phải kiểm soát chặt chẽ để tránh ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác. Giá công bố bao nhiêu, tạo sao lại bán thấp như vậy, cần kiểm tra kỹ"
Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho hay, Thành phố đang kiểm tra những dự án bán phá thấp. "Thành phố sẽ kiểm tra những dự án phá giá đó có bán thật như vậy không hay chỉ đưa thông tin gây xáo trộn thị trường. Chúng tôi sẽ xem giá cả như vậy có hợp lý không và họ đã nộp đủ tiền sử dụng đất chưa, có bán được thật sự hay không", ông Sửu khẳng định.
Một lãnh đạo doanh nghiệp khác tham gia hội nghị lại cho rằng “ Các doanh nghiệp được ông Phong quy kết là bán phá giá nhà họ có lý lẽ của họ. Đó là một cách để xây được nhà, bán được hàng, không bị thành một khối nợ xấu với ngân hàng, không trở thành kẻ lừa đảo khách hàng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án, vừa cứu được doanh nghiệp lại vừa tạo điều kiện cho những người thu nhập thấp có nhà, đúng với yêu cầu của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Hơn thế, chắc chắn doanh nghiệp đã bán nhà như vậy thì đã đóng tiền sử dụng đất, vì nếu không đóng tiền sử dụng đất theo quy định thành phố thì không bao giờ được giao đất mà làm nhà như vậy”.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng lại khẳng định “Nếu doanh nghiệp đã say mê thì phải quyết liệt bằng cách hạ giá sản phẩm, cơ cấu lại sản phẩm để đến với người dân chứ không phải làm cái to đẹp để hình ảnh doanh nghiệp được đẹp. Còn người dân phải có trách nhiệm tìm sản phẩm phù hợp”.
Source : eva[dot]vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét