Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Những căn bệnh “tấn công” phụ nữ hiện đại


Bệnh tim

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ nhiều hơn cả bệnh ung thư.

Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng, ngày càng có nhiều phụ nữ chết vì bệnh tim khi chưa bước qua tuổi 60. Thậm chí, rất nhiều người chết vì nhồi máu cơ tim, đột quỵ khi còn rất trẻ.

Các nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mạch: lối sống thụ động, ít tập luyện thể thao, ăn nhiều chất béo bão hòa...
Phòng ngừa bệnh tim mạch bằng cách giữ cho huyết áp ổn định, tránh thừa cân và béo phì, thường xuyên rèn luyện thân thể bằng cách tập thể dục, lao động chân tay đồng thời có lối sống lành mạnh.  Ngoài ra, trong cuộc sống gấp gáp và bận rộn ngày nay, tỷ lệ phụ nữ lao động trí óc mắc bệnh đột quị và chứng stress cũng ngày càng tăng cao.

Ung thư


Một số căn bệnh ung thư mà chị em phụ nữ hay gặp nhất là: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột và ung thư da. Trong đó, ung thư vú được biết đến như kẻ thù số một của chị em.

Những phụ nữ ngực to có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn người khác và những người từng trải qua phẫu thuật "đại tu vòng 1" sẽ tăng nguy cơ từ 20 - 80% tùy theo số lần chỉnh sửa. Ung thư vú là căn bệnh gây tử vong khá cao cho phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ có chế độ ăn uống nhiều chất béo.

Ung thư vú có thể do gene di truyền. Những phụ nữ có mẹ, chị hay em gái mắc bệnh đều có nguy cơ ung thư vú cao hơn những người mà gia đình không có người mắc bệnh. Phương pháp phòng bệnh là thực hiện lối sống lành mạnh cùng với chế độ ăn uống giảm chất béo. Đặc biệt, hàng năm chị em nên kiểm tra khám vú định kỳ để kịp thời phát hiện khối u khi còn nhỏ, sau đó tiến hành phẫu thuật cắt bỏ sẽ kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Khi nhận thấy các triệu chứng như: sự thay đối kích thước và hình dạng của vú, xuất hiện những khối u hay sưng tấy ở nách, chảy máu ở núm vú hay đau ngực... thì có thể là dấu hiệu ung thư vú.

Loãng xương

Loãng xương là căn bệnh không gây chết người nhưng là mối đe dọa đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Từ khi bước qua tuổi 30, cơ thể bạn đã đối mặt với vấn đề loãng xương nhưng các dấu hiệu chưa rõ ràng như ở độ tuổi 50.
Khi bị loãng xương, nguy cơ gẫy xương hông, xương đùi, xương cẳng chân và sự chịu đựng đau đớn có nguy cơ xảy ra. Nghiêm trọng hơn, loãng xương còn làm mất khả năng vận động tự nhiên của cơ thể, từ đó gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây loãng xương thường do chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, đặc biệt thiếu can xi và vitamin D. Ngoài ra, phụ nữ hút thuốc lá, sử dụng thuốc có chứa chất steroid, phụ nữ uống rượu mạnh... cũng gây loãng xương.
Những căn bệnh “tấn công” phụ nữ hiện đại - 1
Luyện tập thể dục để ngăn ngừa bệnh loãng xương. (ảnh minh họa)
Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, xương của bạn sẽ bị giòn, yếu và dễ gãy, thậm chí bạn có thể bị còng lưng khi bước sang tuổi 50. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng cách tập thể dục thường xuyên cùng với chế độ ăn cung cấp đủ canxi.

Giảm trí nhớ (Alzheimer) 

Theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer gấp đôi so với đàn ông. Điều này có liên quan tới hooc môn giới tính.

Alzheimer là căn bệnh ngày càng phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là ở nữ giới. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm nặng nề khiến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.

Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, phụ nữ nên bảo vệ sức khỏe của mình trước căn bệnh này bằng cách thư giãn, hạn chế tối đa căng thẳng, học cách khắc phục stress, tập luyện thể thao thường xuyên, tập thở bằng bụng, ăn uống điều độ và tránh xa thực phẩm đóng hộp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Tạp chí sức khỏe | Bloggerized by Kunkun
, Tin tức thời trang